ĐẤT TRỒNG CÀ PHÊ VÀ NHỮNG TỒN TẠI CẦN KHẮC PHỤC

Cà phê là cây trồng chủ lực của vùng Tây Nguyên nhưng qua nhiều năm canh tác một số vùng đất trồng cà phê đã có những biểu hiện cạn kiệt dinh dưỡng và thoái hóa đặc biệt là pH ngày cảng giảm gây đang trở thành nổi khó khăn cho bà con nông dân. Kiến thức nông nghiệp chia sẻ với bà con việc khắc phục những khó khăn trên để bà con nông dân trồng cà phê có thể yên tâm phát triển bền vững.

ĐẤT TRỒNG CÀ PHÊ VÀ NHỮNG TỒN TẠI CẦN KHẮC PHỤC
Nguồn internet

Đặc điểm địa lý vùng Tây Nguyên

Vùng đất Tây Nguyên may mắn được tạo hóa ban cho đất đỏ bazan trù phú (2 triệu hécta, chiếm 60% đất bazan cả nước), có tính chất cơ lý tốt, khả năng giữ nước và hấp thu dinh dưỡng cao, kết cấu viên cục độ xốp bình quân 62-65%... Bên cạnh đó, cao nguyên này lại có độ cao khoảng 500-600m so với mực nước biển cùng khí hậu mát mẻ, mưa nhiều nên rất thích hợp với loại cà phê phát triển. 
Nhưng hiện nay do khai thác, trồng trọt không có sự quản lý và định hướng phát triển bền vững dẫn đến chất lượng đất trồng bị thoái hóa nghiêm trọng, dinh dưỡng cạn kiệt và độ chua của đất ngày càng tăng ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của cây cà phê ở khu vực Tây Nguyên.

Hiện trạng thoái hóa đât ở Tây Nguyên

Theo số liệu kiểm tra dinh dưỡng và pH của 100 mẫu đất trồng cà phê tại huyện Cư Mgar, Tân Hòa, Duy Hòa (Tp. Buôn Ma Thuột), huyện Krông Ana, Eatam, Cư Kuin, Krông Pak của tỉnh Đăk Lăk, huyện Krông Nô, Đăk Mil của tỉnh Đăk Nông. Kết quả kiểm tra cho thấy hơn 90% mẫu đất có pH < 5.5, với mức pH này thì được xem là đất chua theo tiêu chuẩn đánh giá của Cục Trồng Trọt – Bộ NN&PTNT.

Nguyên nhân

  • Do rửa trôi bởi nước mưa, nước tưới quá thừa. Nước mang đi chất dinh dưỡng hòa tan, trong đó có nhiều chất kiềm như canxi (Ca), Magiê (Mg), Kali (K)….. xuống tầng đất sâu, sông suối, ao hồ…. làm cho đất mất chất kiềm, biến thành chua.
  • Do cây hút thức ăn : ngoài đạm, lân, kali (NPK) cây hút khá nhiều Ca, Mg… một vụ trung bình cây hút 40 – 50kg canxi của đất (tính trên 1 ha) ; trồng nhiều vụ/năm, giống năng suất cao, lượng Ca và Mg trong đất mất đi càng nhiều. Nếu hàng năm không bón bù vào số cây bị lấy đi, càng làm cho đất chóng chua.
  • Sự phân giải chất hữu cơ luôn thải ra nhiều loại axit cacbonic H2CO3, axit Sunfuric (H2SO4), axit Nitric (HNO3) axit Axetic (CH3COOH)… các axit này hòa tan Ca, Mg và rửa trôi, làm cho đất chua.
  • Bón quá nhiều phân bón (hóa học) mang gốc axit như phân SA (Sunfat amôn), KCl (Clorua kali) K2SO4 (Sunfat kali), Suppe lân … Các gốc axit SO4-, Cl –   cây không hút hoặc hút rất ít, tồn tại trong đất, cùng với nước tạo thành axit làm cho đất chua.

Ảnh hưởng của đất chua đến cây cà phê


Khi đất chua độ pH xuống dưới 5.5 thì các khoáng sét trong đất bị phá vỡ, giải phóng ra các gốc axit tự do, di chuyển trong dung dịch đất hoặc hấp thụ trong keo đất. Khi đó các gốc axit tự do hoạt động gây ra chua mạnh, bất lợi cho cây trồng. 
Nếu đất chua nhiều, các gốc axit tự do cao thì có thể gây độc cho hệ rễ cây, làm cho rễ bị bó và chùn lại, không phát triển được. Muốn sản xuất được trên những đất này cần thiết phải cải thiện độ chua đất trước khi gieo trồng.

Biện pháp khắc phục

Bón vôi và khoáng cải tạo đất là biện pháp thường xuyên và hiệu quả. Lượng vôi bón và khoáng cải tạo đất, căn cứ vào độ chua (pH) của đất, chua nặng phải bón nhiều. Dùng vôi xám tốt hơn vôi trắng vì có cả Ca và Mg. Ngoài ra, nếu sử dụng khoáng cải tạo đất ngoài Ca và Mg còn bổ sung các vi lượng khác cung cấp dinh dưỡng hiệu quả cho cây trồng. Mức độ cần bón vôi theo độ chua và thành phần cơ giới đất theo hình sau:


ĐẤT TRỒNG CÀ PHÊ VÀ NHỮNG TỒN TẠI CẦN KHẮC PHỤC

Tăng cường bón phân bón hữu cơ (phân chuồng, phân xanh, phân hữu cơ sinh học, hữu cơ vi sinh…). Với đất cát nhẹ, đất bạc màu bón được 20 – 30 tấn/ha hàng năm càng tốt. Nếu có điều kiện lấy đất xét nặng trộn với đất mặt cũng là biện pháp cải tạo đất cát, đất bạc màu để tăng khả năng hấp thụ của đất.

Dùng phân bón hóa học nên chọn loại phân trung tính hoặc kiềm như DAP, KNO3, Ca(NO3)2, lân nung chảy, Apatic, Phosphorit, Urê, NH4NO3,…. Không dùng phân chua sinh lý như SA, KCl, K2SO4, Suppe lân….

Trong canh tác : Quản lý nước thích hợp, hạn chế dòng chảy, trồng cây phủ đất kết hợp làm phân bón xanh. Hạn chế tối đa dùng thuốc trừ cỏ làm trắng đất, làm giảm lượng hữu cơ trong đất.
Nguồn: Phòng KT Công ty Sitto Việt Nam

0 Comments

Post a Comment