HIỆU QUẢ CỦA SILIC TRÊN CÂY LÚA

Silic là nguyên tố rất giàu trong lớp vỏ trái đất, ít ai nghĩ rằng đất trồng thiếu silic. Vì hầu hết các hợp chất chứa silic nằm ở dạng trơ nên silic hữu hiệu trong đất rất thấp. Silic được biết đến như là nguyên tố dinh dưỡng nên nhu cầu dùng phân có silic đã giúp cây trồng cải thiện đáng kể tính chống chịu với các tác nhân gây bệnh.

Nghiên cứu sự cần thiết của Silic đối với cây trồng
        Đối với cây lúa yêu cầu dinh dưỡng ngoại trừ N, P, K còn có yêu cầu Silic rất cao. Theo kết quả phân tích của FAO (hiệp hội lương thực thế giới), mỗi 01 ha sản xuất ra 05 tấn lúa trong 01 vụ cây lúa sẽ hấp thụ 250 kg Silic. Trong quá trình trồng lúa chúng ta cần thiết phải bổ sung Silic, Silic rất quan trọng đối với cây lúa vì nó là trung lượng hình thành các tế bào trên cây và vỏ của hạt lúa, đồng thời tham gia quá trình vận chuyển dinh dưỡng trong cây và giải phóng P, K trong đất giúp tăng khả năng sử dụng P, K. Vì các lý do trên khi bổ sung đầy đủ Silic, cây lúa sẽ đứng thẳng giúp tăng khả năng quang hợp, cây lúa cứng, các tế bào dày khó bị xâm nhập từ nấm hoặc sâu bệnh làm tăng năng suất.

HIỆU QUẢ CỦA SILIC TRÊN CÂY LÚA
Nguồn: Internet

       Các kết quả nghiên cứu này đã đặt ra yêu cầu phải đánh giá lại vai trò của silic như là nguyên tố dinh dưỡng thiết yếu. Silic hiện diện trong một số cây trồng với số lượng lớn có thể sánh với Ca, S, và ngay cả lân. Vấn đề đặt ra là cây trồng cần bao nhiêu Silic. Theo Savant. N và ctv (1997) cho rằng 1 ha lúa cho 5 tấn thóc sẽ lấy đi 230 – 470 kg Silic.

      Fabricio và ctv (2002) đã tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng của Silic đối với bệnh bạc lá lúa, khi tăng nồng độ Silic thì diện tích vết bệnh trên lá giảm ở tất cả các giai đoạn sinh trưởng của lúa, đối với cây không được bón Silic thì diện tích vết bệnh tăng ở tất cả các giai đoạn sinh trưởng, đặc biệt ở giai đoạn 45 ngày sau khi sạ. Theo Hayasaka, Fujii và Ishiguro (2004) đã tiến hành nghiên cứu vai trò của silic kháng lại sự xâm nhập của nấm bệnh và khẳng định silic làm tăng khả năng kháng bệnh đạo ôn trên lúa, việc bón silic trên đất thiếu silic làm giảm tỷ lệ thuốc trừ bệnh.

Kết quả sử dụng Silic trên cây trồng


  • Bón phân Silic lúa sinh trưởng tốt, cây xanh và cứng cáp, lá vươn thẳng, cây cao hơn, bông dài hơn, trọng lượng 1.000 hạt cao hơn, khi chín hạt màu vàng sáng đẹp hơn so với đối chứng.
  • Bón phân Silic làm giảm tỷ lệ lúa bị đổ: Trên nền không có phân chuồng giảm tỷ lệ lúa đổ từ 15,6 – 46,7%; Trên nền có phân chuồng giảm từ 16,7 – 52,2%.
  • Bón phân Silic làm giảm tỷ lệ bông bạc: Trên nền không bón phân chuồng giảm tỷ lệ bông bạc 36,1 – 62,5%; Trên nền có phân chuồng giảm từ 38,7 – 62,5%.            
  • Bón phân Silic lúa ít bị nhiễm bệnh khô đầu lá hơn so với đối chứng.

Kết quả sử dụng Silic trên cây lúa


  • Trên đất phèn: Trên nền không bón phân chuồng, bón phân Silic năng suất lúa tăng 6,9 – 7,9 tạ/ha, tương ứng 17,1 – 22,8%; Trên nền có phân chuồng, bón phân Silic năng suất lúa tăng 7,2 – 9,8 tạ/ha, tương ứng 15,9 – 22,9%.
  •  Trên đất phù sa: Trên nền không bón phân chuồng, bón phân Silic năng suất lúa tăng 7,4 – 7,6 tạ/ha, tương ứng 14,0 – 15,6%; Trên nền có phân chuồng, bón phân Silic năng suất lúa tăng 7,0 – 8,1 tạ/ha, tương ứng 12,0 – 15,2%.
  • Trên bạc màu: Trên nền không bón phân chuồng, bón phân Silic năng suất lúa tăng 7,5 – 9,0 tạ/ha, tương ứng 19,9 – 22,1%; Trên nền có phân chuồng, bón phân Silic năng suất lúa tăng 7,4 – 7,8 tạ/ha, tương ứng 16,8 – 18,3%
Các sản phẩm phân bón chất lượng cao có hàm lượng Silic.

BẠN SẼ QUAN TÂM

0 Comments

Post a Comment