HIỆU QUẢ SỬ DỤNG SILIC TRÊN ĐẤT NHIỄM MẶN

Đất bị nhiễm mặn là do chứa hàm lượng muối cao vượt quá mức cho phép (>0.2%). Đất bị nhiễm mặn ảnh hưởng lớn tới sinh trưởng và sản lượng cây trồng.

Đất nhiễm mặn:

HIỆU QUẢ SỬ DỤNG SILIC TRÊN ĐẤT NHIỂM MẶN

Khi đất bị nhiễm mặn, cây trồng sẽ kém phát triển do: 
  • Nước trong đất giảm làm cây bị thiếu nước giống như bị khô hạn, 
  • Làm mất cân bằng dinh dưỡng, mất cân bằng ion trong cây và vi sinh vật có trong đất quanh rễ và bên trong cây bị ảnh hưởng, 
  • Dẫn tới làm giảm các chất dinh dưỡng do các vi sinh vật này tạo ra cho cây.
Ở giai đoạn đầu, nhiễm mặn tác động lên cây có phần giống như bị khô hạn: 
  • Ngăn không cho rễ cây vận chuyển nước và dinh dưỡng lên cây, 
  • Làm giảm sự phát triển của lá cây. 
  • Có thể dẫn tới làm rụng các lá già, giảm diện tích và khả năng quang hợp của lá.
Khi bị nhiễm mặn, các vi sinh vật có ích trong đất bị ảnh hưởng rất lớn.

Lượng muối trong đất cao sẽ ảnh hưởng đến việc ngừng hấp thu một số khoáng chất. Nếu đất có gốc Cl- cao sẽ làm cho việc hấp thu và chuyển đổi Potassium và Calcium giảm xuống, ngoài ra gốc Cl- cao còn làm sự hấp thụ NO3- của rễ cây giảm đi. Tóm lại nếu cây phát triển trong điều kiện đất mặn sẽ làm giảm sự tăng trưởng của cây và sản lượng thu hoạch cũng giảm đi.


Hướng giải quyết tốt nhất mà người nông dân có thể tự thực hiện và vẫn đảm bảo được sản lượng thu hoạch đó là xử lý đất kết hợp với bổ sung một số khoáng chất cho cây trồng. Các khoáng chất cần bổ sung là các khoáng chất mà cây trồng có thể hấp thụ giúp giảm ảnh hưởng của muối đối với đất và cây trồng. Loại khoáng chất đó là Silic Oxít (SiO2)

Hiệu quả sử dụng Silic trên đất nhiễm mặn

Silic Oxit (SiO2) giúp điều chỉnh các chất dinh dưỡng bằng cách kích thích cho cây tạo acid béo không no ở tỷ lệ phù hợp giúp giảm sự vận chuyển muối trong cây, giữ cho ion ở mức cân bằng với mức bình thường và làm cho tế bào cây trồng giữ ở mức ổn định.


Cây trồng khi hấp thu SiO2 sẽ giúp cho quá trình vận chuyển nước, các chất dinh dưỡng vào cây hiệu quả hơn so với cây trồng không bón SiO2 trong điều kiện nhiễm mặn.

Ở vùng đất nhiễm mặn, cây trồng khi được cung cấp SiO2 sẽ có tỷ lệ phát triển tốt hơn, vì khi sử dụng SiO2 thì lượng muối trong cây ít hơn, khả năng quang hợp cao hơn so với cây không bón SiO2.

Từ các lới ích của Silic đối với cây trồng ở vùng đất bị nhiễm mặn đã nêu trên, ta thấy rằng Silic  không chỉ giúp giảm ảnh hưởng của muối cho cây trồng mà còn giúp cho cây trồng phát triển tốt và đạt sản lượng cao hơn cây trồng ở khu vực đất bị nhiễm mặn nhưng không dùng Silic. Vì thế nông dân ở vùng đất nhiễm mặn nên bổ sung thêm SiO2 bên cạnh việc dùng phân bón thông thường sẽ giúp tăng năng suất và sản lượng cây trồng.
 
(*) Khoáng Clinoptiolite: Là loại khoáng đặc biệt, được hình thành từ quá trình phun trào nham thạch của núi lửa. Nham thạch sau khi phun lên mặt đất, tiếp xúc với oxy và giảm nhiệt độ đột ngột làm cho kết cấu của nó bị bung ra và tạo thành hàng tỷ lỗ nhỏ bên trong. Những lỗ nhỏ đó có khả năng trao đổi và hấp thụ Ion rất cao - C.E.C cao đến 200meq/100gr. Khoáng Clinoptiolite có thành phần chính là Silic ở dạng hòa tan chiếm 70% nên cây trồng hấp thu được nhanh chóng)


BẠN SẼ QUAN TÂM:

0 Comments

Post a Comment