TẦM QUAN TRỌNG CỦA BORON VỚI SINH TRƯỞNG CỦA CÂY CÀ PHÊ VÀ CAO SU

Đối với các loại cây trồng, trong qua trình phát triển rất cần nhiều các chất dinh dưỡng trung đa và vi lượng, trong đó vi lượng Bo rất cần thiết cho sự phát triển ngọn, thân, cành và phẩm chất nông sản thu hoạch. Đặc biệt đối với cây cà phê và cao su thì Bo là một phần không thể thiếu để làm nên năng suất và phẩm chất khi thu hoạch.

Tác dụng của Bo đối với cây trồng.

Bo là nguyên tố vi lượng rất quan trọng đối với cây trồng, ảnh hưởng đến hoạt động của một số enzym, nó có khả năng tạo phức với các hợp chất polyhydroxy khác nhau. Bo làm tăng khả năng thấm ở màng tế bào, làm cho thành tế bào vững chắc và việc vận chuyển hydratcacbon được dễ dàng. Bo liên quan tới quá trình tổng hợp protein, ligmin. Nguyên tố Bo thiết yêu đối với sự phân chia tế bào và quá trình thụ phấn ở cây. Ngoài ra Bo cũng là nguyên tố điều hòa Nitơ trong thực vật.

Hàm lượng Bo khác nhau giữa các loại cây. Ở các cây một lá mầm, hàm lượng Bo thường thấp hơn so với các loại cây hai lá mầm. Trong cây, hàm lượng Bo cũng khác nhau giữa các bộ phận, hàm lượng Bo trong lá thường cao hơn trong thân. Bo trong cât trồng giảm dần theo độ tuổi của cây và nhu cầu Bo cũng khác nhau giữa các loại cây.

Triệu chứng thiếu Bo trên cây trồng

Nguồn: Internet
Bo là nguyên tố ít di động nên triệu chứng thiếu Bo thường bắt đầu xuất hiện ở các bộ phận non của cây. 
  • Bộ phận chồi non:
    • Ban đầu đỉnh sinh tưởng chùn lại, dần chết khô. 
    • Trong một số trường hợp, đỉnh sinh trưởng bị chết làm cây mọc thêm nhiều chồi bên giống như cây bụi.
  • Bộ phận lá:
    • Các lá non thường bị biến dạng, 
    • Lá gấp nếp và mỏng,
    • Máu lá xanh nhạt đến mất màu. 
    • Trên bề mặt lá thường có những đốm nhỏ màu vàng trắng. 
  • Bộ phận hoa, quả:
    • Xuất hiện nhiều vết rạn nứt trên thân và cuống quả. 
    • Thiếu Bo là nguyên nhân dẫn đến hoa, quả kém phát triển, sức sống của hạt phấn kém, 
    • Tỷ lệ đậu quả thấp, tầng rời ở cuống và quả không phát triển đầy đủ nên quả non dễ bị rụng. 
  • Bộ phận rễ:
    • Thiếu Bo làm sự phát triển của rễ bị ảnh hưởng, 
    • Rễ của cây nhỏ và mỏng,
    • Đầu rễ thường bị chết hoại.

Hàm lượng Bo trên cây trồng.

Với đa số cây trồng, khi hàm lượng Bo<15ppm thì thiếu Bo. Tuy nhiên, với cây một lá mầm có thể ngưỡng này sẽ thấp hơn. Cây đủ Bo khi đạt 15-100ppm Bo và ngộ độc Bo trong cây khi >200ppm Bo.

Hiện tượng ngộ độc Bo và biện pháp khắc phục.

Hiện tượng ngộ độc Bo có thể xuất hiện ở những vùng đất khô hạn, bán khô hạn và vùng đất mặn. Nước tưới giàu Bo hay bón nhiều tro cũng là nguyên nhân ngộ độc Bo ở một số vùng. 

Kiểm tra và cải tạo đất bằng cách bón vôi là biện pháp khắc phục tình trạng ngộ độc Bo với cây trồng. Tăng cường nước tưới sau đó xả nước để rửa trôi Bo cũng là biện pháp làm giảm ngộ độc Bo có hiệu quả. 

Bón thêm Silic cũng có tác dụng ngăn cản sự hấp thụ Bo của cây ở những tầng đất sâu hơn, từ đó giảm tình trạng ngộ độc Bo với cây trồng.

Sử dụng các sản phẩm phân bón bổ sung Bo như Phân bón trung-vi lượng Siêu Calci-Bo để bổ sung Bo hiệu quả cho cây trồng giúp cây trồng phát triển tốt.
Nguồn: PKT Cty Sitto Việt Nam

0 Comments

Post a Comment