ỨNG DỤNG CHẾ PHẨM SINH HỌC TRONG VIỆC CẢI TẠO ĐẤT VÀ CHẤT LƯỢNG NƯỚC AO NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

Trong xu hướng phát triển ngành nuôi trồng thủy sản theo hướng bền vững, việc sử dụng các chế phẩm sinh học để cải thiện các điều kiện nuôi hết sức cần thiết. Chế phẩm sinh học được sử dụng phổ biến nhất là các chế phẩm vi sinh chứa các chủng vi khuẩn sống, nấm men và các sản phẩm chiết xuất từ vi khuẩn như enzyme.





CHẾ PHẨM SINH HỌC TRONG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN


Ngoài chế phẩm vi sinh, các hợp chất chiết xuất từ thực vật cũng được sử dụng dưới dạng các chế phẩm sinh học. Sản phẩm chiết xuất từ thực vật được sử dụng trong nuôi trồng thủy sản là dịch chiết từ hạt cam quýt và cây Yucca (Yucca schidigera).

Lợi ích của các chế phẩm sinh học này trong các ao nuôi trồng thủy sản bao gồm:

➖ Nâng cao khả năng phân hủy chất hữu cơ; giảm hàm lượng nitơ và phospho;

➖ Tăng cường sự phát triển của tảo; duy trì hàm lượng oxy hòa tan ổn định;

➖ Giảm vi khuẩn cyanobacteria; kiểm soát NH3, NO2 và H2S;

➖ Hạn chế sự phát triển bệnh và tăng tỷ lệ sống của vật nuôi; nâng cao năng suất sản xuất động vật thủy sản.

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều chế phẩm sinh học được sử dụng trong việc phòng bệnh và cải thiện chất lượng nước ao nuôi và bài viết này giúp cho người nuôi có thêm những kiến thức về việc sử dụng các chế phẩm sinh học trong việc cải thiện chất lượng nước.


CHẾ PHẨM SINH HỌC


Sử dụng chế phẩm vi sinh trong nuôi trồng thủy sản là nhằm tăng cường hệ vi sinh vật có lợi trong ao nuôi bằng cách bổ sung trực tiếp chúng vào trong ao nuôi. Có hai cách bổ sung chế phẩm vi sinh:

(i) bổ sung vi sinh vật ở dạng bào tử hoặc các dạng vi sinh vật tiềm sinh. Việc sử dụng chế phẩm ở dạng này nhiều hay ít tùy thuộc vào mức độ sinh sản và phân chia của chủng vi khuẩn sử dụng.

(ii) bổ sung vi khuẩn sau khi tăng sinh trong môi trường và dịch tăng sinh này được đưa vào ao nuôi. Việc bổ sung chế phẩm vi sinh nên thực hiện thường xuyên và liên tục để duy trì mật độ vi sinh vật có lợi trong ao. Mật độ vi sinh vật bổ sung vào trong ao nuôi nên duy trì từ 104 – 106 cfu/ml.

Cơ chế hoạt động của việc bổ sung các chủng vi khuẩn vào môi trường ao nuôi được chứng minh là nhằm nâng cao các quá trình tự nhiên trong ao như phân hủy các hợp chất hữu cơ, thực hiện quá trình nitrite hóa, loại bỏ ammonia, phản nitrate, oxy hóa H2S và phân hủy các chất độc trong ao nuôi. Ngoài ra, việc tăng cường sử dụng chế phẩm vi sinh sẽ hạn chế sự phát triển của các sinh vật không mong muốn.

Trong các ao nuôi, luôn luôn có hệ sinh vật tự nhiên chịu trách nhiệm quản lý sự thay đổi hàm lượng hữu cơ và biến đổi chất dinh dưỡng trong hệ sinh thái tự nhiên. Ví dụ, nếu một ao nuôi có ammonia trong nước, vi khuẩn nitrate hóa tự nhiên sẽ oxy hóa ammonia thành nitrate.

Nếu hàm lượng ammonia tăng, quần thể vi khuẩn nitrate hóa sẽ đáp ứng lại với sự tăng lên của cơ chất bằng cách tăng nhanh số lượng. Khi nồng độ ammonia giảm, số lượng vi khuẩn nitrate hóa cũng giảm theo.

Tỷ lệ nitrate hóa phụ thuộc vào nồng độ ammonia nhưng quá trình này cũng kiểm soát các chỉ tiêu môi trường khác như nhiệt độ, nồng độ oxy hòa tan, và pH. Nếu quá trình nitrate hóa không phù hợp với sự gia tăng nồng độ ammonia trong nước, đó là bởi vì một số chỉ tiêu môi trường không phù hợp và bởi vì không có sự hiện diện của vi khuẩn nitrate hóa.

Các quá trình tương tự cũng diễn ra đối với sự phân hủy các thành phần hữu cơ và các quá trình do vi sinh vật khác. Do đó, dường như việc bổ sung vi sinh vật vào trong ao không ảnh hưởng đến tỷ lệ đến các quá trình phân hủy liên quan đến vi khuẩn.

Chính vì đặc điểm này, nếu hàm lượng một thành phần ô nhiễm trong nước như ammonia thấp thì không cần thiết phải bổ sung chế phẩm để xử lý vì các chủng vi khuẩn tự nhiên trong ao sẽ thực hiện quá trình này.

Do đó, việc bổ sung vi sinh vật chỉ thực hiện khi hàm lượng các chất độc trong ao tăng cao và nên bổ sung chế phẩm vi sinh các dạng đơn nhất, tức là chế phẩm chỉ chứa 1 chủng vi sinh vật sẽ mang hiệu quả cao hơn, cả về hiệu quả xử lý lẫn hiệu quả kinh tế.

Một số chế phẩm vi sinh đơn nhất sử dụng trong việc duy trì chất lượng nước ao nuôi như Sitto Pro BCS, Sitto Pro BCL – có khả năng làm giảm hàm lượng chất hữu cơ trong nước; Rhodo Baccil – có khả năng làm giảm hàm lượng bùn đáy và giảm khí độc; Nitro – S và Nitro – B – xử lý ammonia và nitrite trong nguồn nước ao nuôi.


CÁC CHẤT CÓ NGUỒN GỐC TỪ THỰC VẬT


Có rất nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng việc sử dụng các hợp chất tự nhiên chiết xuất từ thực vật nhằm cải thiện chất lượng nước ao nuôi hoặc kiểm soát tảo lam. Một vài sản phẩm chứa các thành phần gây độc với vi khuẩn trong khi một số sản phẩm khác gây độc đối với thực vật và đặc biệt là tảo
Yucca

Dịch chiết của cây Yucca chứa glucocomponent có khả năng gắn kết ammonia. Trong điều kiện phòng thí nghiệm, dịch chiết Yucca thương mại với nồng độ 1mg/l làm giảm nồng độ ammonia tổng số ở nồng độ 0,1-0,2 mg/l.

Các nghiên cứu thực nghiệm đã chứng minh rằng các ao sử dụng dịch chiết Yucca có nồng độ ammonia thấp hơn và tôm tăng trưởng nhanh hơn so với ao đối chứng không sử dụng Yucca.

Sản phẩm thương mại có chứa chiết xuất từ Yucca sử dụng trong thủy sản, Sitto Yucca powder sẽ giúp cho việc cải tạo đất, nguồn nước và giảm các khí độc trong ao.
Chiết xuất từ hạt cam quýt

Có nhiều nghiên cứu sử dụng chất chiết xuất từ hạt cam quýt trong các ao nuôi tôm để nâng cao chất lượng đất và nước ao nuôi. Theo nghiên cứu của Boyd và Gross (2005), khi khảo sát giữa ao sử dụng chất chiết xuất từ hạt cam quýt và ao không sử dụng thì kết quả thu được có sự khác biệt giữa hai ao.

Sự khác biệt đó thể hiện ở màu nước, ao xử lý có màu nâu vàng do có sự hiện diện nhiều của tảo cát (tham khảo bài viết “Tầm quan trọng của sinh vật phù du trong nuôi trồng thủy sản”) còn ao không xử lý thường có màu xanh. Ở thời điểm thu hoạch, tôm ở ao xử lý có tỷ lệ sống cao hơn, bệnh ít hơn nên lượng tôm thu hoạch sẽ cao hơn.
Kali ricinoleate

Kali ricinoleate, một hợp chất tự nhiên có nguồn gốc từ việc saponin hóa dầu thầu dầu và kali hydroxide, đã được xác định là tác nhân gây độc đối với tảo lục.

KẾT LUẬN


Việc sử dụng các chế phẩm sinh học trong nuôi trồng thủy sản như chế phẩm vi sinh và các hợp chất chiết xuất từ thực vật không chỉ mang lại lợi ích trong việc cải tạo chất lượng đất và nguồn nước ao nuôi mà còn không gây hại đến môi trường và vật nuôi.

Do đó, việc sử dụng các chế phẩm sinh học trong nuôi trồng thủy sản góp phần hạn chế tối đa việc sử dụng kháng sinh, giảm chi phí, tăng lợi nhuận, không ảnh hưởng đến môi trường nuôi và từ đó tiến gần hơn đến việc phát triển nuôi trồng thủy sản bền vững.

(thuysanvietnam.com.vn)

0 Comments

Post a Comment