ẢNH HƯỞNG CỦA NHIỆT ĐỘ LÊN SỬ DỤNG THỨC ĂN CỦA TÔM THẺ CHÂN TRẮNG

Nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ lên sử dụng thức ăn của tôm thẻ chân trắng nhằm mục đích tìm hiểu khả năng tiêu hóa thức ăn của tôm ở các mức nhiệt độ khác nhau. Kết quả này giải thích tại sao nhiệt độ thích hợp cho nuôi tôm <32 độ C và khoảng cách giữa mỗi lần cho ăn là 4 giờ được khuyến cáo.




Giới thiệu và bố trí thí nghiệm


Tỷ lệ chuyển hóa thức ăn (FCR) cao ở những hệ thống nuôi tôm thâm canh lót bạt hoặc trong hệ thống nhà kính (greenhouse) ở nhiệt độ khoảng 32-34 độ C và khoảng cách giữa mỗi lần cho ăn là 3 giờ.

Nghiên cứu này bao gồm nhiều thí nghiệm khác nhau nhằm mục đích tìm hiểu khả năng tiêu hóa thức ăn của tôm ở các mức nhiệt độ khác nhau. Kết quả này giải thích tại sao nhiệt độ thích hợp cho nuôi tôm < 32 độ C và khoảng cách giữa mỗi lần cho ăn là 4 giờ được khuyến cáo.

Thí nghiệm được tiến hành với tôm có trọng lượng trung bình khoảng 12 g trong bể với nước có độ mặn 35 ± 1 ppt. Tỷ lệ cho ăn là 3% trọng lượng thân, tôm cho ăn 3 lần/ngày cách nhau mỗi 4 giờ. Thức ăn thừa và phân tôm được siphong sau mỗi lần cho tôm ăn. Thí nghiệm được thực hiện ở các mức nhiệt độ: 24, 26, 28, 30, 32 và 34 độ C.


Giai đoạn tiêu hóa thức ăn sớm


Tất cả tôm trong thí nghiệm được theo dõi từ lúc bắt đầu ăn thức ăn cho đến khi tiêu hóa hoàn toàn thức ăn. Khi bắt đầu cho tôm ăn, thời gian tiêu hóa thức ăn của tôm được ghi nhận vào mỗi giai đoạn với 6 mức nhiệt độ khác nhau. Thời gian tiêu hóa được ghi nhận ở mỗi mức nhiệt độ được ghi nhận trong Bảng 1. Ví dụ như ở 32 độ C, đường ruột tôm đầy thức ăn sau khi cho ăn 20-25 phút.

Bảng 1: Các giai đoạn tiêu hóa thức ăn của tôm sau khi cho ăn ở 6 mức nhiệt độ khác nhau


Thức ăn được tiêu hóa hoàn toàn


Ở 34 độ C, tôm bắt đầu thải phân sau khi cho ăn 20-35 phút, trong khi đó ở 24 độ C mất đến 90-105 phút. Điều này chắc chắn rằng phần lớn dinh dưỡng trong thức ăn không được tiêu hóa và hấp thu trong ruột tôm và sau đó thải ra môi trường thông qua phân. Lượng thức ăn không được tiêu hóa trong phân tôm cũng được quan sát.

Có khoảng 5-10% thức ăn dư thừa sau 2 giờ cho tôm ăn ở nhiệt độ 28 độ C, trong khi đó sau khi cho ăn cùng lượng thức ăn ở 32 độ C thì tôm hoàn toàn tiêu thụ hết thức ăn (Bảng 2). Nghiên cứu này cũng cho thấy tôm tiêu hóa lâu hơn gấp 2 lần ở nhiệt độ 28 độ C so với 32 độ C.

Ở nhiệt độ thấp (24-26 độ C), tôm ăn ít hơn so với ở các mức nhiệt độ khác. Lượng thức ăn còn dư sau 2 giờ cho ăn (Bảng 2) cũng cho thấy nên cho tôm ăn cách nhau trên 4 giờ khi nhiệt độ thấp.
Bảng 2: Thời gian để tôm tiêu hóa hoàn toàn thức ăn ở 6 mức nhiệt độ khác nhau


Một vài tác giả báo cáo rằng nhiệt độ thích hợp cho tiêu hóa protein của động vật biển là 27-30 độ C. Điều này giải thích cho lý do tại sao có thêm phần 2 của nghiên cứu này nhằm xác định hiệu quả hấp thu dưỡng chất và khả năng tiêu hóa của tôm nằm ngoài ngưỡng tối ưu mà các tác giả đã công bố trước đó.

Cho ăn quá mức ở nhiệt độ cao và sự nở hoa của tảo


Tảo nở hoa thường xuất hiện ở những ao nuôi cho tôm ăn cách nhau 3 giờ ở nhiệt độ > 32 độ C do hàm lượng dinh dưỡng tăng cao trong ao. Điều này thường gặp ở những hệ thống nuôi trong nhà kính (greenhouse) với một lớp dày đặc xác tảo chết trên mặt nước.

Cho tôm ăn ở nhiệt độ cao


Ở những ao nuôi trong nhà kính vào mùa nắng nóng, rất nhiều trang trại nuôi tôm thâm canh gặp phải vấn đề tỷ lệ sống của tôm thấp và FCR tăng cao. Khi nhiệt độ vượt quá 32 độ C, tảo nở hoa trên bề mặt ao và tỷ lệ tôm chết tăng cao.

Phần tiếp theo của thí nghiệm nhằm xác định ảnh hưởng của các mức nhiệt độ khác nhau lên tiêu thụ thức ăn (feed intake), tỷ lệ sống, tỷ lệ tăng trưởng và chất lượng nước. Thí nghiệm này được tiến hành ở 2 mức nhiệt độ là 29 và 33 độ C.

Tiêu thụ thức ăn của tôm ở 29 và 33 độ C


Thí nghiệm được tiến hành trên tôm có trọng lượng trung bình 12 g, độ mặn nước nuôi 25 ppt, hàm lượng oxy hòa tan tối thiểu là 4 mg/L. Khi thí nghiệm ở 29 độ C, tôm được cho ăn với tỷ lệ 3% trọng lượng thân, trong khi tôm ở nghiệm thức 33 độ C cho ăn tự do theo nhu cầu (ad libitum).

Tiêu thụ thức ăn khác nhau 36.5% giữa hai mức nhiệt độ ở (Bảng 3). Cuối thí nghiệm, trọng lượng tôm cuối cùng không khác nhau giữa hai nghiệm thức, nhưng tiêu thụ thức ăn của tôm cao hơn ở nghiệm thức 33 độ C điều này cũng thể hiện ở FCR cao ở mức nhiệt độ này.

Bảng 3: Sự tiêu hóa thức ăn của tôm ở 29 và 33 độ C


Kết quả của nghiên cứu trước cho thấy sự khác nhau về tổng thời gian tiêu hóa thức ăn ở 6 mức nhiệt độ khác nhau, theo đó thời gian tiêu hóa hoàn toàn thức ăn của tôm ở 24 độ C là 4 giờ, ở 34 độ C là 2 giờ, câu hỏi đặt ra là liệu thời gian 2 giờ có đủ để tôm hấp thu hiệu quả dưỡng chất có trong thức ăn hay không? Do đó, thí nghiệm kiểm tra sự tiêu hóa của tôm ở 2 mức nhiệt độ 29 và 33 độ C được tiến hành. Các phân tích cho thấy sự tiêu hóa khác nhau của tôm ở hai mức nhiệt độ.

Bảng 4: Tỷ lệ % tiêu hóa của tôm ở tôm L. vannamei ở hai mức nhiệt độ khác nhau


Tăng trưởng và tỷ lệ sống của tôm ở 29 và 33 độ C


Ở thí nghiệm này, tôm có trọng lượng trung bình 12 g được nuôi ở cùng điều kiện độ mặn và oxy hòa tan như mô tả ở phần trước. Không thay nước mặc dù chất lượng nước giảm và có thể gây chết tôm.

Cho tôm ăn theo 3 nhóm khác nhau:

– Nhóm 1: Nhiệt độ nước 29 độ C, cho ăn 3% trọng lượng thân/ngày

– Nhóm 2: Nhiệt độ nước 33 độ C, cho ăn 3% trọng lượng thân/ngày

– Nhóm 3: Nhiệt độ nước 33 độ C, cho ăn với tỷ lệ 36.5% nhiều hơn nhóm 1 và 2 (kết quả là tôm ăn tự do theo nhu cầu)

Bảng 5: Trọng lượng trung bình (BW) và tăng trọng hàng ngày (DWG) của tôm ở 3 nhóm thí nghiệm
Chú thích: Ký hiệu chữ cái khác nhau của giá trị trung bình khác nhau có ý nghĩa thống kê (P<0.05); Grow out period (Days): Thời gian nuôi (Ngày); Group: Nhóm; BW (g): Trọng lượng tôm (g); DWG (g/day): Tăng trọng của tôm trên ngày (g/ngày).



Kết quả đáng chú ý nhất trong thí nghiệm này là chất lượng nước giảm (hàm lượng ammonia và nitrite gia tăng) ở Nhóm 3 sau 14 ngày làm cho tôm ngừng tăng trưởng và gây chết tôm (Bảng 5). Vấn đề này chỉ có thể giải quyết triệt để khi thay nước mới.

Kết quả thí nghiệm đưa đến những kết luận: tăng trưởng của tôm là như nhau ở 29 và 33 độ C, nhưng tiêu thụ thức ăn và FCR ở 33 độ C cao hơn, ngoại trừ Nhóm 2 khi cho tôm ăn giới hạn 3% ở 33 độ C. Tỷ lệ sống của tôm ở Nhóm 2 tốt hơn ở Nhóm 3 (Bảng 6).

Bảng 6: Trọng lượng trung bình, tỷ lệ sống, tăng trọng hàng ngày và FCR của tôm ở các Nhóm thí nghiệm
Chú thích: Ký hiệu chữ cái khác nhau của giá trị trung bình khác nhau có ý nghĩa thống kê (P<0.05).


Kết luận ảnh hưởng của nhiệt độ lên sử dụng thức ăn của tôm thẻ chân trắng


– Không nên cho tôm ăn khi nhiệt độ cao hơn 32 độ C vào mùa nắng nóng

– Khi nhiệt độ thấp (24-26 độ C) nên giảm lượng thức ăn cho tôm ăn

– Khoảng cách giữa mỗi lần cho ăn là 4 giờ

– Cho tôm ăn khi hàm lượng oxy hòa tan > 4 mg/L

– Tránh cho tôm ăn quá mức khi nhiệt độ tăng cao

Tài liệu tham khảo: Dr. Charlor Limsuwan and Dr Carlos A. Ching. The effects of temperature on the feeding behavior of Litopenaeus vannamei. Nicovita. Global Aquaculture Advocate, a Global Aquaculture Alliance publication.

0 Comments

Post a Comment