Bệnh tôm đầu vàng

Bệnh đầu vàng (YHD) là một loại bệnh nguy hiểm xuất hiện phổ biến ở tôm sú, tôm thẻ chân trắng và nhiều loại tôm biển khác. Tôm nhiễm bệnh đầu vàng trong khoảng thời gian giao mùa, đặc biệt ở những vùng nuôi ven biển có độ mặn cao. Khi tôm nhiễm bệnh có thể chết hàng loạt rất nhanh chỉ trong thời gian ngắn gây ảnh hưởng đến năng suất vụ nuôi. Do đó, bà con nuôi tôm cần biện pháp phòng trị bệnh tôm đầu vàng kịp thời.



TRIỆU CHỨNG BỆNH TÔM ĐẦU VÀNG VÀ TUỔI TÔM THƯỜNG GẶP

Bệnh có triệu chứng rất đặc thù. Ở tôm 50 - 70 ngày tuổi, trước tiên tôm trở nên ăn nhiều một cách khác thường trong vài ngày, sau đó đột ngột ngừng ăn. Sau 1 - 2 ngày tôm bắt đầu lờ đờ trên mặt và ven bờ rồi chết, mức độ chết tăng dần. Phần đầu ngực, nhất là gan tụy chuyển màu vàng và sưng. Gan có màu trắng nhạt hay vàng nhạt đến nâu. Thân màu nhợt nhạt.

Theo báo cáo của các nhà khoa học, thì từ năm 2001 đến nay phát hiện thấy tôm bị bệnh vàng đầu có độ tuổi từ 25 ngày đến 70 ngày tuổi. Nếu là tôm nhỏ từ 25-35 ngày bị nhiễm bệnh càng nặng và sẽ chết hết trong thời gian 2-3 ngày.

NGUYÊN NHÂN BỆNH TÔM ĐẦU VÀNG VÀ PHƯƠNG PHÁP CHUẨN ĐOÁN BỆNH

Bệnh đầu vàng ở tôm được gọi theo triệu chứng, vì khi tôm bị bệnh khu vực đầu hoặc gan sẽ có màu vàng. Nguyên nhân sinh ra từ virus YHV, đây là virus có acid nhân RNA chuỗi đơn, virus có hình que, kích cỡ 44 x 173 nm. Môi trường nước ao nuôi không phù hợp thì bệnh sẽ lây lan nhanh chóng, đặc biệt khu vực ven biển có độ mặn cao.

 

PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ VÀ PHÒNG BỆNH TÔM ĐẦU VÀNG

Ta lấy gan tôm bị bệnh đi xét nghiệm thấy tế bào gan bị phá hủy, gan không hoạt động được. Bằng phương pháp nhuộm hồng cầu của máu tôm ta thấy những nguyên tử trong hồng cầu cũng bị phá hủy không hoạt động được. Vì vậy việc nghiên cứu bệnh này ta rút ra nhận xét bệnh sinh ra từ virus đầu vàng ta có thể phát hiện bằng nhiều cách, chẳng hạn dùng kỹ thuật P.C.R. đòi hỏi phải có dụng cụ kỹ thuật cao đắt tiền với phòng thí nghiệm trang thiết bị hiện đại thì mới làm được nhưng đối với tôm lớn ta cũng có thể kiểm tra virus này được.

Qua báo cáo của các chuyên gia từ năm 2001 bằng phương pháp nhuộm màu hồng cầu để theo dõi sự thay đổi của các nguyên tử trong hồng cầu khi bị virus phá hủy các nguyên tử bị co lại (pyknotic nucleai) sau đó các nguyên tử bị vỡ (karyorshexis) cuối cùng bị phân hủy hồng cầu. Thông thường tôm có khoảng 20.000-40.000 tế bào/CC. Còn đối với tôm bị nhiễm bệnh vàng đầu hồng cầu sẽ giảm xuống dưới 1000 tế bào/CC hoặc có những trường hợp tôm đang còn sống nhưng kiểm tra không có hồng cầu trong máu.

Tôm bị nhiễm bệnh sẽ chết trong vòng 3-5 ngày bệnh lây lan phát triển nhanh ta thường gặp trong giai đoạn chuyển mùa. Bệnh lây lan nhanh nhất trong mùa đông có thể từ nguyên nhân khi thời tiết lạnh tôm thường có thói quen chúi đầu xuống bùn. Trong bùn là nơi tích động nhiều vi khuẩn và các chất thải vì vậy điều kiện tôm bị nhiễm khuẩn cao làm cho virus gây bệnh nhiều hơn. Nhưng hiện nay kể cả trong mùa hè ta vẫn gặp dịch bệnh do virus loại này gây ra.

CÁCH PHÒNG VÀ TRỊ BỆNH TÔM ĐẦU VÀNG 

Siêu vi chưa có thuốc hoặc chất hoá học nào dùng để xử lý điều trị bệnh có kết quả nhưng ta có thể phòng bệnh và sự lây lan của dịch bệnh này bằng cách xử lý chất lượng nguồn nước và môi trường xung quanh cho phù hợp. Tôm có chất lượng tốt khỏe mạnh sống trong môi trường nước tốt.

Đặc biệt ta lưu ý việc xử lý các chất thải trong ao đầm nuôi tôm và việc tăng cường sức khỏe, sức đề kháng cho tôm để chịu đựng được sự thay đổi của môi trường xung quanh. Đừng để chất lượng nước không ổn định thay đổi thường xuyên. Chẳng hạn sự thay đổi độ pH trong ngày hoặc tình trạng phát triển của rong rêu.

Đây là những vấn đề gây sự căng thẳng cho tôm ta nên giải quyết những vấn đề ấy cho tốt. Việc lây lan bệnh từ virus ta thấy tôm bị vi khuẩn tấn công trước cho nên vi khuẩn có thể là nguyên nhân gây dịch bệnh kích thích sự phát triển của virus. Nếu ta có thể khống chế được những vi khuẩn có hại thì ta khống chế kiểm soát được phần nào những dịch bệnh do virus gây ra.

Việc phòng bệnh ta cần nhấn mạnh và chú trọng nguồn tôm giống hoàn toàn không có bệnh và giám sát, kiểm soát được vi khuẩn trong nước đừng cho phát triển nhiều quá. Cho đến cả việc dùng những men virus dùng tế bào giống đặc biệt có độ tinh khiết có khả năng hấp thụ các độc tố trong hệ tiêu hoá và liên tục khống chế được vi khuẩn có hại hoặc dùng men virus có thành phần của Bacillus là một phương pháp phòng bệnh có hiệu quả đồng thời cũng là việc xử lý nước thật tuyệt vời.

0 Comments

Post a Comment