KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CHÔM CHÔM

Cây Chôm Chôm là loại cây trồng vùng nhiệt đới phân phố rộng rãi ở khu vực Đông Nam Á. Tại Việt Nam, chôm chôm được trồng chủ yếu ở các tỉnh thuộc lưu vực sông Đồng Nai và Nam Trung Bộ.

Kiến Thức Nông Nghiệp chia sẻ với bà con nông dân kỹ thuật trồng và chăm sóc cây chôm chôm để đạt hiệu quả kinh tế cao.



Đặc tính sinh thái của cây chôm chôm


Chôm Chôm có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau như đất phù sa thoát nước tốt, đất thịt pha cát, đất đỏ bazan.

Cây chôm chôm sinh trưởng và phát triển tốt ở điều kiện nhiệt độ trung bình từ 22-30 độ C, và có điều kiện lượng mưa trung bình hàng năm từ 2000-5000mm.

Giá trị dinh dưỡng và ý nghĩa kinh tế của cây chôm chôm


Chôm chôm là loại cây có quả dùng để ăn tươi hoặc đóng hộp dưới nhiều hình thức để dự trữ hoặc xuất khẩu. Hạt chôm chôm có thành phần dầu cao nên cũng được dùng để sản xuất dầu ăn hay xà phòng. Cây và rễ cây chôm chôm cũng có thể dùng cho việc sản xuất dược phẩm và màu. Ở Việt Nam, người làm vườn chôm chôm có mức thu nhập tương đối cao so với ngành trồng trọt khác.

Hạt chôm chôm chứa 35-40% chất dầu béo đặc, có cấu trúc của hạt ca cao, có mùi dễ chịu gồm phần lớn là arachidin, cùng với olein và stearin. Vỏ quả chứa tanin và một saponin độc. Vỏ cây và quả xanh có chứ tanin.

Yêu cầu điều kiện ngoại cảnh cây chôm chôm


Ánh sáng có ảnh hưởng tới sự chuyển biến màu của vỏ quả, tức là sự chuyển biến của sắc tố anthocyanins. Quả ở ngoài sáng đỏ tươi, đẹp hơn quả trong bóng rợp.

Lượng mua và độ ẩm rất quan trọng nhất là trong thời gian quả phát triển cần nhiều nước. Nhưng quả nhỏ khi chín thường là kết quả của sự thiếu nước trong những tuần lễ đầu của quá trình phát triển quả. Như vậy nếu làm quả ra sớm, ngĩa là phần đầu của quá trình phát triển nằm trong mùa nắng thì vườn cần được tưới nước.

Ngược lại mưa thất thường vào đầu mùa làm cho quả dễ bị nứt vì lúc này ruột quả phát triển quá mạnh so với phần vỏ. Mỗi quả chôm chôm có độ 400 râu (lông), trên mỗi râu có nhiều khẩu bào làm thoát hơi nước mạnh, vì thế khi ẩm độ không khí thấp sẽ làm cho râu queo lại, chuyển qua màu nâu đen, kém chất lượng.

Nhân giống cây chôm chôm


Chôm chôm có thể nhân giống bằng hạt hoặc chiết nhánh. Hoa chôm chôm hoặc có giống đực hoặc có 2 giống, không có khả năng tự thụ phấn để tạo quả, cần có côn trùng ông bướm để phân nhụy.


Cách trồng cây chôm chôm

Khoản cách trồng là 10m x 10m hoặc 12m x 12m.

Chuẩn bị hố trồng

Hố có kích cỡ vuông 80cm x 80cm, sâu 75cm. Khi đào hố nên để riêng đất trên mặt (lớp đất phía trên đến 30cm) ra một bên và đất ở lớp phía dưới ra một bên.
Lượng phân bón cho mỗi hố:

10kg phân hữu cơ hoặc phân chuồng hoai, 0,2-0,3kg Super lân trộn đều với đất mặt lấp đầy hố, nếu không đủ đất thì lấy thêm đất mặt ở xung quanh và rải thuốc chống mối. Sau đó tưới đẫm nước (hoặc có ít nhất 2-3 cơn mưa) cho hỗn hợp đất và phân bón phân hủy nhanh.
Ở những nơi thoát nước tốt như đất đỏ bazan, đất thịt pha cát chỉ cần lấp đầy hố để sau khi tưới nước đất lún xuống mặt hố sẽ hơi thấp hơn mặt đất bình thường khoản 10-15cm. Đối với vùng đất thoát nước kém thì phải lấp đất cao hơn mặt hố từ 10-15cm, sau khi tưới nước đất lún xuống bằng với mặt đất tự nhiên.

Hố trồng phải chẩn bị xong trước khi trồng từ 10-15 ngày.

Riêng đối với đất phù sa đồng bằng Sông Cửu Long tùy theo độ cao của thủy cấp mà đắp ụ hoặc lên liếp tối thiểu cao hơn mặt nước từ 80-100cm và hố trồng căn cứ vào mặt liếp mà vận dụng.

Chăm sóc

Bón phân

Cần bón đầy đủ và cân đối, lượng phân và tỷ lệ các loại phân thay đổi theo tính chất của đất, độ lớn của cây và sản lượng cây. Trong thời kỳ kinh doanh, bổ sung NPK Sitto Phat 20-20-15-3SiO2+TE và bổ sung thêm kali để tăng phẩm chất trái. Cần bón từ 2 đến 3 lần mỗi năm, lượng phân bón tăng mỗi năm là 0,5kg. So với cách bón phân tại nước ta thì bà con chú trọng nhiều vào phân đạm hơn các loại phân khác.



Tỉa cành

Sau mỗi mùa thu hoạch tỉa bỏ các cành đã mang trái bằng cách bấm sâu vào các cành này vì chúng đã kiệt nhựa để sinh cành mới. Tất cả các cành bệnh, cành vượt, cành khuất trong tán nên tỉa bỏ. Sau đó bón phân căn bản để cây mau tích lũy lại các chất dinh dưỡng trong thân cành sớm, như vậy khi xử lý ra hoa mới có hiệu quả.
Một số biện pháp xử lý ra hoa thông thường đã được một số nơi áp dụng như sau: xiết nước vào đầu mùa khô từ 3-6 tuần tùy độ lớn, sức sinh trưởng của cây và đặc điểm của đất, sau đó bón phân nhử (bón ít) hoặc tưới nhử (tưới ít) vài ngày trước khi bón đậm, tưới đậm và đều trở lại, cây sẽ ra hoa sớm hơn bình thường. Một số nhà vườn còn làm thêm việc khoanh vỏ, sự khoanh vỏ nên làm thận trọng vì khi mạch vị chận lại, hệ thống rễ sẽ thiếu dinh dưỡng, nếu lạm dụng thái quá cây có thể chết. Phun phân bón lá Calcium Boron để tăng khả năng ra hoa, đậu trái.

Phòng trừ sâu bệnh


Quả chôm chôm hay bị sâu đục quả, ruồi đục quả, bệnh phấn trắng một số nơi còn gọi là "râu kẽm". Chùm quả bị nhiễm bệnh sẽ bị rụng hoặc còi cọc như vậy cần sử dụng thuốc trừ nấm bệnh để phun lên quả ngay ở giai đoạn còn non, để tăng hiệu quả của thuốc trừ sâu bệnh có thể kết hơp Impress 80 của Công ty Sitto Việt Nam và phun 20gram Vita Plant 999 cho bình 20 lít nước để tăng cường khả năng kháng sâu bệnh.

Chống hiện tượng quả bi: Có 2 loại bông được sinh ra trên các cây khác nhau: bông đực và bông lưỡng tính. Vì bông đực không thể cho quả nên các người trồng tỉa có khuynh hướng loại bỏ cây đực qua công việc chọn giống, ghép cây,...Điều này dẫn đến không đủ nguồn hạt phấn để thụ phấn cho các hoa lưỡng tính. Trong một số trường hợp hiện tượng quả điếc, hay còn gọi là quả bi, xuất hiện quả này có rất ít thịt.

Thu hoạch


Lúc 90% trái trên các cây đã chuyển sang màu vàng, vàng đỏ hoặc màu đỏ tùy theo giống chôm chôm. Tùy theo thời giá có thể thu hoạch sớm hoặc trễ hơn 10 ngày.

Nguồn: Phòng KT Công ty Sitto Việt Nam

0 Comments

Post a Comment